Quy trình thi công nhà ở dân dụng
Quy trình thi công nhà ở dân dụng nhiều gia đình không nắm rõ nên đã rất lúng túng khi quản lý, dẫn đến nhiều hiểu biết sai lệch. Nắm rõ toàn bộ quy trình thi công xây dựng nhà ở sẽ giúp chủ nhà có thể tối ưu được chi phí thời gian và công sức, đồng bộ được quá trình thực hiện với nhiều bên. Nhưng đâu mới là một quy trình thi công ở hợp lý, tiết kiệm thời gian. Cùng DecoENPA tìm hiểu các bước trong quy trình này nhé.
Trước tiên, chủ nhà cần chọn một công ty xây dựng để làm hồ sơ xin phép xây dựng. Đơn vị chức năng cấp phép sẽ biết ngôi nhà bao nhiêu tầng, giới hạn ban cộng… có thể hồ sơ xin phép khác với hồ sơ thi công. Vì thế, bản thiết kế chi tiết để thi công cần bạc kỹ và có giải pháp phù hợp với gia cảnh…
7 bước thi công nhà ở dân dụng:
- Bước 1: Tiến hành xử lý nền móng bằng phương pháp ép cọc bê tông cốt thép (tùy công trình)
- Bước 2: Xây dựng móng bê tông cốt thép
- Bước 3: Xây dựng phần thân công trình
- Bước 4: Thi công phần mái
- Bước 5: Thi công phần hoàn thiện
- Bước 6: Tổng vệ sinh sau xây dựng và bàn giao công trình
Chi tiết cụ thể các bước như sau:
Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị
- Định vị giám sát công trình
- Chuẩn bị mặt bằng cho việc thi công xây dựng
- Tiếp nhận khối lượng và tập kết vật tư
Bước 2: Tiến hành xử lý nền móng bằng phương pháp ép cọc bê tông cốt thép
- Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị thi công
- Tiến hành ép cọc thử
- Ép cọc đại trà
- Nghiệm thu giai đoạn ép cọc
Bước 3: Xây dựng móng bê tông cốt thép
- Đào đất hố chưa móng
- Thực hiện đổ bê tông lót
- Gia công lăp đặt cốt thép ván khuôn đài móng.
- Tiến hành đổ bê tông móng
- Thi công móng
- Đổ bê tông vào giằng
- Thi công các hạng mục, bộ phận dưới cốt như bể phốt, hố ga, bể ngầm…
- Nghiệm thu kết quả phần móng
Thi công lắp đặt cốt thép đài móng, giằng móng công trình.
Thi công lắp đặt ván khuôn và công tác trắc đạc nghiệm thu vị đài móng, giằng móng công trình.
Bước 4: Xây dựng phần thô công trình
Bao gồm khung bê tông cốt thép, sàn, tường và mái. Các công việc chung là xác định mốc chuẩn để thi công, lắp cốt thép, ghép cốp pha, đổ bê tông…
Quá trình thi công phần thân sẽ tương tự nhau tuần tự từ tầng 1 đến mái. Thi công cột bê tông cốt thép gồm những công việc sau:
- Xây sàn bê tông tầng 1
- Thi công tường tầng 1
- Thi công cầu thang tầng 1
- Nghiệm thu tầng 1
- Tất cả đều làm tương tự cho tầng 2, 3…
Công tác quản lý chất lượng trong xây dựng phần thô:
- Trong quá trình xây dựng phần thô cho ngôi nhà, cần phải thường xuyên thực hiện giám sát, kiểm tra bởi đây là khâu vô cùng quan trọng. Đặc điểm của quá trình thi công phần thô là rất khó, thậm chí không thể sửa chữa lại thêm vào đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền của công trình sau này. Quá trình giám sát này phải được thực hiện từ phía chủ nhà, người thân chủ nhà bao gồm việc ký nghiệm thu,…
- Đồng thời phải tiến hành bảo dưỡng cho vữa và bê tông bởi quá trình xây dựng tốt vẫn cần phải được bảo dưỡng tốt và liên tục. Một số cách bảo dưỡng chủ yếu là phun nước lên bề mặt, che chắn giữ ẩm liên tục bằng cách phủ bạt, bao bố ướt hay bao ni lông hoặc sử dụng hợp chất dưỡng hộ lên bề mặt bê tông và vữa. Đối với bê tông phải bảo dưỡng liên tục trong thời gian ít nhất là 7 ngày còn với tường nền trát, láng vữa thì cần bảo dưỡng thường xuyên từ 3-7 ngày.
Bước 5: Thi công và xây dựng phần mái công trình
- Xây dựng cách nhiệt & tạo độ dốc hợp lý cho mái.
- Tiến hành đổ bê tông chống thấm.
- Thi công lớp gạch lá
- Thi công phần hoàn thiện mái
- Nghiệm thu kết quả phần mái
Bước 6: Thi công nhà ở phần hoàn thiện
Quy trình thi công hoàn thiện theo nguyên tắc từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.
- Trát trần và tường
- Ốp Lát, láng nền, ốp sàn
- Ốp tường
- Làm trần, đắp nối các chi tiết
- Lắp chỉnh các cửa và đồ mộc
- Lắp đặt các thiết bị kĩ thuật trong nhà
- Sơn phủ bề mặt hoàn thiện
- Nghiệm thu hoàn thiện công trình
Bước 7: Vệ sinh sau khi thi công xây dựng và bàn giao công trình cho khách
Sau mỗi một giai đoạn thi công nhà ở, thông thường nhà thầu đều tiến hành dọn vệ sinh cơ bản để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên khi hoàn thành tất cả các hạn mục thi công, cần tiến hành tổng vệ sinh sau xây dựng một lần nữa để bàn giao cho khách đưa vào sử dụng ngay.
Công tác vệ sinh và bàn giao công trình cho khách
Công tác giám sát quá trình xây dựng và nghiệm thu
Đây là một công việc sẽ song song với quá trình xây dựng để đảm bảo công trình theo đúng tiến độ, chât lượng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho gia chủ.
- Giám sát
- Gia chủ có thể trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát (nếu có thời gian và kiến thức), hoặc nhờ người thân đáng tin cậy hay thuê các công ty giám sát có uy tín.
- Thường xuyên theo dõi chất lượng thi công của nhà thầu. Kiểm tra vật tư có đúng mẫu mã, chất lượng, quy cách hàng như đã đặt trước đó.
- Kiểm tra số lượng vật tư cần thiết có đủ cho tiến độ công trình.
- Thúc đẩy thi công nhằm bảo đảm tiến độ.
- Thường xuyên kiểm tra công tác thực hiện an toàn lao động.
- Nghiệm thu
Chủ nhà, nhà thầu xây dựng và nhà thầu tư vấn thiết kế phải tổ chức nghiệm thu, lập biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng.
- Nghiệm thu theo từng hạng mục.
- Lập bảng thống kê để dễ theo dõi.
- Các bên có liên quan phải có trách nhiệm sửa chữa và khắc phục nếu có sự cố.
- Biên bản nghiệm thu là cơ sở thanh toán cho nhà thầu.
- Các bộ phận bị che khuất của công trình (ví dụ hầm, hố, đường ống nước, điện âm tường…) phải được nghiệm thu và làm bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
Đó chính là quy trình xây dựng và giám sát xây dựng một ngôi nhà hoàn chỉnh
Những lưu ý quan trọng khi chọn vật liệu xây dựng cho nhà dân dụng
Trong năm 2023, việc chọn vật liệu xây dựng cho nhà dân dụng là một việc làm quan trọng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng cần lưu ý khi chọn vật liệu xây dựng để đảm bảo tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng công trình:
- Đánh giá độ bền và độ bảo vệ của vật liệu: Khi lựa chọn vật liệu xây dựng, đánh giá độ bền và độ bảo vệ của vật liệu này trong môi trường sống của bạn. Ví dụ: ở vùng có nhiều mưa hay ẩm thì sử dụng vật liệu chống thấm nước để đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
- Cân nhắc chi phí: Chi phí xây dựng là một trong những yếu tố quan trọng cần cân nhắc trong quá trình xây dựng. Lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp giúp tiết kiệm chi phí, tuy nhiên vẫn đảm bảo chất lượng công trình cần thiết.
- Đảm bảo an toàn cho sức khỏe: Chọn vật liệu xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn về an toàn sức khỏe để đảm bảo môi trường sống an toàn, không gây hại cho sức khỏe của gia đình.
- Tính thẩm mỹ: Vật liệu xây dựng không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn có vai trò quan trọng trong việc tô điểm cho ngôi nhà của bạn. Chọn vật liệu xây dựng phù hợp và hài hòa với kiến trúc ngôi nhà để tạo nên một không gian sống đẹp mắt và sang trọng.
- Kiểm tra nguồn gốc của vật liệu: Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng của vật liệu xây dựng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Nếu có thể, hãy lựa chọn các vật liệu xây dựng được sản xuất trong nước để hỗ trợ sự phát triển kinh tế trong nước
- Tìm hiểu về cách bảo quản và sử dụng vật liệu: Trước khi sử dụng vật liệu xây dựng, tìm hiểu về cách bảo quản và sử dụng để đảm bảo độ bền và chất lượng của vật liệu trong thời gian dài.
Kinh nghiệm thi công nhà dân dụng tránh bị lừa đảo, gian lận
Khi tiến hành xây dựng nhà dân dụng, việc chọn đúng nhà thầu thi công là rất quan trọng để tránh bị lừa đảo và gian lận. Dưới đây là những kinh nghiệm thi công nhà dân dụng để giúp bạn tránh những rủi ro không đáng có:
- Nghiên cứu và tìm hiểu về nhà thầu thi công: Trước khi quyết định chọn một nhà thầu, người chủ nhà cần phải tìm hiểu về quá trình làm việc của nhà thầu đó, từ lịch sử hoạt động, danh sách các dự án đã thực hiện tới những vấn đề phát sinh trong quá trình thi công.
- Kiểm tra giấy tờ pháp lý: Người chủ nhà cần kiểm tra xem nhà thầu có đầy đủ giấy tờ pháp lý để thực hiện dự án hay không. Những giấy tờ này bao gồm chứng
- Ký hợp đồng với nhà thầu: Việc ký hợp đồng là một bước quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho cả người chủ nhà và nhà thầu. Hợp đồng cần đề cập đến mọi thỏa thuận giữa hai bên, bao gồm cả tiến độ thi công, chi phí, tiêu chuẩn chất lượng và các điều khoản bảo đảm.
- Theo dõi quá trình thi công: Người chủ nhà cần thường xuyên đi tham quan công trình, kiểm tra tiến độ và chất lượng công việc. Nếu như phát hiện bất cứ sự cố hay vấn đề nào trong quá trình này, người chủ nhà cần liên hệ với nhà thầu để khắc phục kịp thời.
- Thanh toán và kiểm tra kết quả: Sau khi hoàn thành công trình, người chủ nhà cần kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng đầy đủ các tiêu chuẩn và chất lượng đã được đáp ứng. Nếu như chưa hoàn thiện những điểm này, người chủ nhà cần yêu cầu nhà thầu bổ sung cho đến khi đạt được yêu cầu. Sau đó, người chủ nhà mới tiến hành thanh toán cho nhà thầu.
Tóm lại, việc thi công nhà dân dụng là một việc quan trọng, không chỉ đảm bảo cho việc bảo vệ an toàn, mà còn bảo vệ quyền lợi và tài sản của người chủ nhà. Vì thế, việc nghiên cứu và chọn đúng nhà thầu khai thác tiềm năng phong phú của địa phương là rất cần thiết.
Tại sao bạn nên chọn DecoEnpa
- Với triết lý: DecoEnpa kiến tạo không gian – Công trình bền chắc. Công ty cam kết về chất lượng cũng như sự chủ động trong công tác thi công. Cam kết 100% không bán thầu, cam kết 100% hoàn thành đúng tiến độ thi công.
- Có đội ngũ Kiến trúc sư, Kỹ sư chuyên môn cao nhiều kinh nghiệm, yêu nghề và nhiệt tình trong công việc. Tất cả các công trình của chúng tôi đều có kỹ sư giám sát, theo dõi hàng ngày.
- Với các nguồn cung cấp vật liệu tốt, giá thành rẻ cùng với đội ngũ thợ giàu kinh nghiệm, nên giá thành rẻ hơn so với thị trường rất nhiều
- Chế độ bảo hành các hạng mục của hoàn thiện nhà xây thô ít nhất là 1 năm tùy từng hạng mục,bảo trì suốt đời sản phẩm dịch vụ.
Đến với chúng tối quý khách hàng sẽ được yên tâm về chất lượng công trình, đảm bảo đúng tiến độ và chế độ bảo hành công trình đúng cam kết theo hợp đồng.