Giám sát thi công là gì? Quy trình giám sát thi công xây dựng

Giám sát công trình đóng vai trò rất quan trọng trong xây dựng, đòi hỏi người giám sát phải có trình độ, chứng chỉ chuyên môn và trách nhiệm. Vậy giám sát thi công là gì? Tại sao phải giám sát? Công việc cụ thể là gì? Để giải đáp thắc mắc này, cùng DecoENPA  tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Giám sát thi công là gì?

 Công tác giám sát thi công xây dựng công trình là một hoạt động nằm trong một chuỗi các hoạt động khác của quá trình thực hiện dự án xây dựng công trình như: lập kế hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lí dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu và các hoạt động khác ( Điều 3 – Luật xây dựng)

– Tổ chức hoặc cá nhân hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình cũng được qui định thành chức danh có các chức năng, nhiệm vụ với các tiêu chuẩn như trình độ học vấn, thâm niên công việc, kinh nghiệm nghề nghiệp, chứng chỉ hành nghề ( điều 62, điều 65 – Nghị định 16/2005)

– Mục đích của hoạt động giám sát thi công nhằm xác nhận cho công trình bảo đảm đúng thiết kế, theo qui chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, chất lượng để đưa vào nghiệm thu. Như vậy mọi công trình xây dựng trong quá trình thi công phải được thực hiện chế độ giám sát (điều 87 – Luật Xây dựng)

– Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết với đất, được xây dựng theo thiết kế. Với đặc thù trên thì việc thi công công trình xây dựng không chỉ phụ thuộc điều kiện tự nhiên mà còn tuỳ thuộc vào trình độ và sức lao động của con người, vào đặc điểm các loại vật liệu, các loại thiết bị xây dựng. Điều này đòi hỏi người giám sát thi công không chỉ nắm vững kĩ thuật xây dựng mà còn cần có kinh nghiệm về giám sát thi công, có nghiệp vụ và sức khoẻ mới có thể theo kịp mọi diễn biến trong qúa trình thi công.

Tại sao cần giám sát thi công xây dựng?

Ai cũng vậy thôi, khi xây dựng bất kỳ một công trình nào thì chủ đầu tư luôn là người lo lắng và chịu trách nhiệm tất cả các công việc liên quan như: An toàn lao động, vệ sinh môi trường, chất lượng thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến độ công trình,… Tuy nhiên, nhà thầu không thể quán xuyến được tất cả các công việc nêu trên nên vị trí giám sát thi công được hình thành nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư theo dõi các công việc khi thi công công trình.

Tóm lại, các bạn có thể hiểu giám sát công trình là người có chuyên môn, trình độ nhất định về xây dựng. Họ sẽ là người đại diện, thay mặt cho các chủ đầu tư theo dõi, giám sát, kiểm tra các công việc xây dựng ngoài công trường rồi báo cáo lại cho chủ đầu tư, hỗ trợ chủ đầu tư trong suốt quá trình xây dựng công trình. Vì thế, vị trí giám sát công trình rất quan trọng bởi nó quyết định thành công của dự án xây dựng.

Công việc cụ thể của giám sát thi công xây dựng

Giám sát công trình thi công

Hàng ngày giám sát hoạt động thi công tại công trường.

Nhắc nhở người lao động tuân thủ các quy định về an toàn lao

Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng của vật liệu xây dựng.

Đốc thúc công nhân thực hiện đúng tiến độ.  Kịp thời phát hiện, tìm hiểu nguyên nhân và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình giám sát công trình.

Giám sát công trình, kiểm tra và nhắc nhở mọi người các vấn đề về vệ sinh môi trường.

Theo dõi đội thợ phụ thi công, phát hiện sai sót và đưa ra phương án khắc phục kịp thời.

Xem xét, bàn bạc kết hợp đưa phương án thi công dựa vào tình hình thực tế.

Kiểm tra, phối hợp với các bên để nghiệm thu các hạng mục đã hoàn thành của dự án.

Yêu cầu các nhà thầu giải quyết nếu các hạng mục gặp vấn đề phát sinh.

Theo dõi và quản lý công trình thi công

Hỗ trợ hồ sơ cho hoạt động dự thầu của các phòng ban.

Theo dõi, cập nhật tình hình tiến độ thi công tại công trường thường xuyên.

Nắm bắt kịp thời và xử lý những sai sót trong quá trình thi công và báo cáo với chủ đầu tư những nguy cơ tiềm ẩn

Rà soát sổ sách, số liệu của ban quản lý chất lượng và nhà thầu phụ.

Phân công công việc và nghiệm thu các hạng mục đã đạt tiêu chuẩn, chất lượng thi công công trình.

Thẩm định chất lượng kỹ thuật khi thi công công trình.

Quy trình giám sát thi công công trình xây dựng

Một quy trình giám sát thi công đạt chuẩn sẽ đảm bảo cho công trình sau khi hoàn hiện có độ an toàn và đạt chất lượng tốt nhất. Quy trình giám sát thi công xây dựng giúp công trình hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo những yêu cầu về kỹ thuật đặt ra.

Quy trình này có thể tóm lược lại trong 8 bước:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ thiết kế

Bước đầu tiên đó là kiểm tra tổng thể hồ sơ thiết kế cũng như chỉ dẫn kỹ thuật thi công công trình.

Đánh giá kỹ lưỡng hồ sơ thiết kế thi công của công trình xây dựng, thẩm tra dự toán và các yêu cầu kỹ thuật để phát hiện những thiếu sót và sớm có những biện pháp nhằm khắc phục hậu quả hoặc bổ sung thêm những điều kiện, điều khoản nhằm đảm bảo tính an toàn và chất lượng cho công trình.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch giám sát thi công

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế cùng với các quy định kỹ thuật khác, kỹ sư chính sẽ lập một kế hoạch giám sát cụ thể để đảm bảo chất lượng công trình.

Bước 3: Đánh giá hồ sơ thiết kế thi công

Đây là bước kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ thiết kế thi công trong từng hạng mục. Đảm bảo công trình được thực hiện theo đúng quy chuẩn và tiêu chí về kỹ thuật.

Bước 4: Giám sát từng hạng mục xây dựng

Tại bước 4. Kỹ sư giám sát sẽ đảm đương trách nhiệm giám sát chặt chẽ từng hạng mục cụ thể. Đảm bảo các số liệu kỹ thuật đúng với thiết kế, kịp thời phát hiện ra những lỗi sai sót trong quá trình thi công.

Bước 5: Đảm bảo tiến độ thi công

Thường xuyên đôn đốc và giám sát chặt chẽ tiến độ thi công nhằm bám sát tiến độ theo kế hoạch đặt ra. Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm rút ngắn thời gian thi công.

Bước 6: Quản lý giá thành xây dựng

Theo đó, kỹ sư cần theo sát, tính toán và báo cáo tình hình về chênh lệch giá vật liệu xây dựng tại thời điểm thi công và trên hồ sơ giấy tờ để điều chỉnh và cân đối dự toán chi phí.

Bước 7: Lập báo cáo định kỳ

Thường xuyên lập báo cáo định kỳ hàng tuần, hàng tháng về những sai sót, những điểm hạn chế. Tiếp đó là đưa ra giải pháp khắc phục để kịp thời xử lý.

Bước 8: Nghiệm thu công trình

Công đoạn cuối cùng của quá trình là nghiệm thu từng hạng mục và toàn bộ công trình đảm bảo chất lượng bàn giao đưa vào sử dụng công trình.

Với triến lý kinh doanh “DecoENPA Kiến tạo không gian – Công trình bền chắc” Đội ngũ Kiến trúc sư & Kỹ sư xây dựng dầy dặn kinh nghiệm của DecoENPA có thể tư vấn thiết kế phù hợp với ngân sách và nhu cầu mong muốn, cá tính riêng của từng hộ gia đình.
Quý Anh Chị có nhu cầu xây mới, cải tạo nhà cũ vui lòng liên hệ theo số điện thoai 0867 267 416 gặp KTV để được tư vấn trực tiếp.
CÔNG TY CP THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG DecoENPA
Địa chỉ: Số 170A, Đường Trần Đăng Ninh, P. Quyết Tâm, TP Sơn La
Trân trọng !